8 sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp khiến người bệnh trả giá đắt

8 sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp khiến người bệnh trả giá đắt vì sao? bạn hãy đọc bài viết dưới đây

8 sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp khiến người bệnh trả giá đắt

Dùng thuốc trị cao huyết áp là quy tắc sống còn trong điều trị huyết áp cao. Thế nhưng, việc dùng thuốc không đúng cách lại là con dao hai lưỡi, gây nguy hiểm cho người bệnh, khiến biến chứng xuất hiện nhanh hơn, người bệnh chịu tác dụng phụ nhiều hơn, thậm chí gây tai biến, đột quỵ ngay tức thì.

1. Tự ý tăng liều thuốc

Khi nhức đầu, khó chịu…, người bệnh cho rằng huyết áp tăng cao, rồi tự tăng liều. Trên thực tế, tự tăng liều thuốc có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch.

Chính vì thế khi cảm thấy nhức đầu, khó chịu, thậm chí huyết áp có tăng nhẹ so với huyết áp mục tiêu, chúng ta không nên tự ý tăng liều thuốc, đồng thời nằm nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh, thoáng khí.

2. Tự ý ngừng thuốc, không theo đuổi liệu trình

Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc điều trị, huyết áp đã nhanh chóng trở về mức bình thường, vì thế cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Thế nhưng khi tự ngừng thuốc, huyết áp có thể đột ngột tăng cao, gây ra tai biến.

3. Dùng thuốc không đúng giờ

Việc uống thuốc điều trị cao huyết áp phải đúng giờ và đều đặn tùy thuộc theo thời gian của từng loại thuốc chứ không được tùy tiện uống bừa bãi. Người bệnh nên uống theo giờ chỉ định của bác sĩ hoặc đúng theo tờ toa thuốc hướng dẫn.

 

hãy gọi *9999 (HCM only)

4. Dùng chung đơn thuốc với người khác

Thuốc điều trị huyết áp cao phải phù hợp với mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh, từng giai đoạn của bệnh, có biến chứng hay không và các bệnh lý khác liên quan…. Cùng 1 loại thuốc có hiệu quả với người này nhưng lại không có hiệu quả với người khác, chỉ định được cho người bệnh này nhưng lại là chống chỉ định cho người bệnh khác.

Vì vậy người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc với người thân hoặc bạn bè .

5. Không khám định kỳ và chủ quan dùng mãi một đơn thuốc

Khi cao huyết áp ngày càng nặng hơn nó có thể làm xuất hiện hay nặng thêm các bệnh lý liên quan, như suy thận, tăng nhãn áp,.... Vì thế cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn. Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài trong một khoản thời gian.

6. Không phối hợp đúng với chế độ ăn uống, luyện tập

Phần lớn người huyết áp cao chủ quan cho rằng chỉ cần uống thuốc là đủ, nên không kiêng cử và thậm chí ỷ lại thuốc,  không luyện tập thể dục khiến cho cao huyết áp tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát.

Người bệnh cần hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g, hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ,…và nên uống nhiều nước.

Cùng với đó, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, chơi một số môn thể thao đơn giản với thời gian 30 – 60 phút/ngày. Có thể chọn những môn thể thao như đi bộ, chạy bộ vận tốc thấp, không nên lựa chọn các môn luyện tập cần vận động mạnh.

7. Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ chú ý nhiều hơn đến các bệnh khác như tiểu đường, rối loạn mỡ máu,...

Trong khi đó nếu kiểm soát huyết áp tốt thì sẽ làm chậm xuất hiện hay làm giảm tiến triển các bệnh này. Như vậy đừng quên kiểm soát huyết áp khi đang mắc đồng thời các bệnh khác.

8. Người cao tuổi chưa quan tâm đúng mức việc kiểm soát huyết áp

Người cao tuổi thường cho rằng khi lớn tuổi thì mạch máu bị xơ cứng nên bị cao huyết áp là lẽ đương nhiên. Tuy vậy các nghiên cứu y khoa đều đã kết luận rằng, điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi giúp làm giảm các nguy cơ tử vong do tim mạch và giúp tăng tuổi thọ.

bài viết dưới đây rất hay, bạn đọc tiếp nhé:

- 10 loại thực phẩm chứa nhiều Muối

- Kiểm soát huyết áp kém


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll