Cách xử lý khi bị bỏng

cách xử lý khi bị bỏng rất quan trọng cho các bước cứu chữa tiếp theo, xin lưu tâm.

Bỏng là tai nạn phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt thiếu hiểu biết và kỹ năng bao nhiêu, thì vết bỏng càng nặng và nguy hiểm đến thẩm mỹ và tính mạng bấy nhiêu.

Đánh giá đúng mức độ bỏng rất quan trọng và đừng chủ quan. Ở những mức độ thông thường bạn có thể xử lý và chữa trị ở nhà. Còn lại xin hãy nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đánh giá một cách chính xác. Đừng tiếc thời gian và chút tiền bạc ở nhưng chuyện này. Đôi khi hậu quả và di chứng do bạn tự giải quyết thay bác sỹ vô cùng nguy hiểm.

Cách xử lý khi bị bỏng

Đầu tiên hãy xem bạn bị bỏng vì nguyên nhân gì? Nhiệt, hóa chất, điện, ...... và tùy trường hợp mà có mỗi cách xử lý khi bị bỏng khác nhau.

Khi bị bỏng dù là nặng hay nhẹ thì việc sơ cứu rất cần thiết và quan trọng. Một nguyên tắc chung trong sơ cứu bỏng ban đầu là cần làm nguội bằng nước ngay khi bị bỏng. Tùy trường hợp mà làm nguội vế bỏng bằng cách xả nước hay là ngâm nước, nếu bạn bị phỏng nhiệt thì nên ngâm trong nước sạch, nếu phỏng do hóa chất thì nên xã dưới vòi nước càng sớm càng tốt trong 15 - 20 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, có tác dụng giảm độ sâu của bỏng. Nếu mức độ bỏng trầm trọng, tuyệt đối không được cởi quần áo đã dính vào vết bỏng để tránh bị lột da gây thêm đau đớn.

Chỉ dùng nước lạnh và sạch bình thường như nước máy, nước giếng, đối với bỏng nhiệt khi ngâm trong nước lạnh và sạch, có thể bỏ thêm ít đá lạnh để đưa nhiệt độ nước xuống khoảng 16-20 độ C, tránh tình trạng bị phồng bọng nước. Tuyệt đối không lấy đá lạnh đắp trưc tiếp lên vết bỏng sẽ gây tình trạng hoại tử và bỏng lạnh thêm 1 lần nữa. Sau đó, đắp chỗ bỏng bằng gạc hoặc khăn bông thấm nước vì khi da bị bỏng vi trùng trong môi trường sẽ nhanh chóng xâm nhập vô vết thương gây nhiễm trùng máu và hoại tử vết thương.

Cách xử lý khi bị bỏng khi bị bỏng do hóa chất, lưu ý cần lập tức rửa vết bỏng dưới vòi nước xả nhẹ nhàng, đừng vì gấp rút mà xả hết công sức vòi nước xối lên vết thương. Nếu hóa chất làm chảy nhựa quần áo và dính trên vết thương hãy lấy kéo cắt bỏ quần áo và chừa lại miếng áo hay quần dính ở vết thương. Đừng cố gắng giựt hay lôi kéo quần hay áo dính liền vết thương, như thế sẽ gây rách và chảy máu vết thương, nguy hiểm cho quá trình điều trị sau đó. Tiếp tục rửa vết bỏng liên tục dưới vòi nước lạnh để làm loãng nồng độ của hóa chất. Và nhanh chong đem đến bệnh viện để xử lý vết thương.

Nếu bỏng do axít thì cách xử lý khi bị bỏng nên rửa vết thương bằng nước có pha Natri Bicarbonat (NaHCO3). Nếu bỏng do chất kiềm thì rửa bằng nước có pha giấm hoặc chanh.

 

Những điều không nên làm khi bị bỏng

Khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá, đắp đá lạnh trực tiếp lên vết bỏng. Vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ khiến thân nhiệt hạ, gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu người bị bỏng.

Cách xử lý khi bị bỏng  bôi nước mắm, xà phòng, mỡ trăn, nghệ tươi, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương… đều là các cách phản khoa học có thể gây nhiễm trùng vết bỏng khiến cho việc điều trị càng khó khăn, tốn kém hơn.

Khi bị bỏng không nên dùng kem đánh răng. Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương với quan niệm kem đánh răng sẽ làm mát, dịu vết thương. Thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn. Kem đánh răng chỉ được sử dụng trong trường hợp bỏng axít. Đầu tiên phải làm loãng nồng độ axít trên da bằng cách ngâm ngay vào nước.Sau đó, trung hoà axít còn dư trên da bằng cách xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào da rồi rửa sạch.

Dùng bông gòn che lên vết thương dẫn đến tình trạng bông gòn hút nước bám chặt vô da và sẽ rất đau đớn khi xử lý ở những khâu tiếp theo.

Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng để tránh vi khuẩn thâm nhập khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn.

Bệnh nhân tự chẩn đoán và tự điều trị bỏng và không tin vào bác sỹ đó là nguyên nhân nguy hiểm nhất.

Tái tạo da sau khi bị bỏng

- Vitamin C: Cần thiết cho sự tạo thành collagen, một chất do cơ thể sản xuất ra để làm da chỗ bỏng chóng lành hơn. Y khoa Hoa Kỳ đề nghị liều lượng 5000 mg sinh tố C mỗi ngày (uống mỗi lần 1 viên 1000 mg, cách vài tiếng một lần. Sinh tố này không gây nguy hiểm khi dùng ở liều lượng nói trên).

- Vitamin E: Giúp cho vết bỏng chóng lành hơn sau khi liền da. Mỗi ngày uống một viên sinh tố E loại 400 IU. Chờ cho vết bỏng không còn phồng lên nữa mà bắt đầu khô lại với lớp da non mầu hồng đỏ thì hằng ngày lấy dầu bôi lên chỗ da đó cho đến khi lành hẳn.

- Gel trị bỏng diệt khuẩn hiệu quả và phủ lên vết thương một lớp bảo vệ để ngăn ngừa nhiễm trùng, làm giảm sưng, phồng rộp, giảm tối thiểu sự đau rát do bỏng và tái tạo da non. Ngăn ngừa hình thành sẹo sau khi vết thương đã lành hẳn.

Thông tin xem thêm:

  Phân biệt các mức độ bỏng

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll