Glucosamine dùng sao cho đúng?

Glucosamine dùng sao cho đúng? vì an toàn cho bạn hãy đọc xem sao nhé!

Glucosamine dùng sao cho đúng?

Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể. Ở dạng dược phẩm, glucosamine được dùng để trị viêm khớp gối, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp nhẹ và trung bình. Trong khi các lợi ích của glucosamine vẫn còn đang được bàn cãi thì thuốc lại được nhiều người sử dụng bừa bãi, mang đến những kết quả không mong muốn.

Dùng glucosamine không dễ dàng như bạn tưởng

Ở Mỹ, glucosamine chưa được công nhận là thuốc, chỉ được công nhận là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Nhưng trên thế giới hiện nay có khoảng 70 quốc gia công nhận glucosamine là thuốc điều trị thoái hóa khớp.

Trên trang tìm kiếm chỉ cần gõ từ khóa glucosamine, trong vòng 0,42 giây đã cho khoảng 10.600.000 kết quả. Phần lớn kết quả này đều đến từ các trang rao bán thực phẩm chức năng xách tay từ nước ngoài về, không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, bán với giá cao. Từ lời mách bảo truyền miệng "loại thuốc này chống thoái hóa khớp, giảm đau xương khớp" hoặc "thực phẩm chức năng Glucosamie này tốt, cứ uống đi! kiểu gì cũng hiệu quả...".

Hơn nữa, các trang rao bán sản phẩm thuốc glucosamine thường kèm theo lời quảng bá "glucosamine rất an toàn, hoàn toàn không có tác dụng phụ". Vì vậy phần lớn những người trên 60 tuổi có những dấu hiệu đau khớp, đến các chị em cũng rủ nhau uống để đề phòng dấu hiệu mau "xuống cấp" ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Những sản phẩm chứa glucosamine được cho là hàng xách tay... được đóng gói trong hộp to, có tới 200 - 365 viên, hàm lượng 1.500mg. Vì dùng thuốc theo truyền miệng nên không ít trường hợp đã phải gặp bác sĩ.

 

 

Lời khuyên đươc đưa ra ở đây là đối với người Việt nam và châu Á nói chung nên sử dụng loại Glucosamine  sulfate 500mg để hấp thụ tốt hơn (dễ diều chỉnh liều lượng tăng, giảm), vì đa số các loại thuốc của châu Âu, Mỹ và Úc thường chỉ dùng loại Glucosamine 1,500mg cơ thể người VN hấp thụ không hết dẫn đến bị đào thải ra khỏi cơ thể và quá liều khi sử dụng.

Tác dụng của glucosamine được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể, nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần khi tuổi càng cao. Chế phẩm glucosamine được chiết xuất từ mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm. Glucosamine được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm khớp mãn tính, đặc biệt là viêm khớp gối.

Trong bệnh này, các sụn là các vật liệu có tính chất đàn hồi tạo thành lớp đệm cho các khớp xương trở nên cứng và mất độ đàn hồi. Nó làm cho các khớp xương dễ bị thương tổn và dẫn đến đau, sưng, khó cử động. Việc dùng glucosamine để tái tạo và sửa chữa các sụn khớp.

Có bằng chứng khả quan cho thấy, glucosamine có thể làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm lại tiến trình của thoái hóa khớp mạn. Có một vài báo cáo sơ bộ gợi ý việc kết hợp glucosamine với vitamin C, bromelain, sodium Chloride hay mangan có thể tăng cường tác dụng của glucosamine đối với viêm khớp.

Glucosamine sulfate thường kết hợp với sodium Chloride, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn. Sodium Chloride tạo tính đàn hồi cho sụn và được tin là ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym. Một báo cáo khác cho thấy có thể có tác dụng trên bệnh vảy nến khi dùng chung glucosamin với dầu cá.

Lưu ý khi sử dụng glucosamine

Về cách dùng và liều lượng, người bệnh nên đến bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể phù hợp với thể trạng và mức độ thoái hoá khớp.

Một điều cần lưu ý, glucosamine là thuốc điều trị nguyên nhân gây thoái hoá, gây đau khớp, không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, cần phải dùng trong thời gian nhất định. Cần phối hợp các loại thuốc chống viêm, giảm đau cùng với glucosamine đến khi hết đau. Nếu thuốc chống viêm giảm đau thuộc loại NSAID như celecoxib, diclofenac... thì phải dùng kèm với thuốc chống loét dạ dày.

Người có dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên dùng thuốc glucosamine. Cần thận trọng khi sử dụng glucosamine cho những người cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai - mũi - họng. Glucosamine là một loại đường amino nên bệnh nhân đái tháo đường hay người bị hạ đường huyết cần thận trọng khi sử dụng glucosamine và phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc dùng glucosamine cho người béo mập vì nhóm người này có thể rất nhạy cảm với bất cứ tác dụng nào của glucosamine về đề kháng insulin.

Glucosamine có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. Những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu, người đang uống aspirin hằng ngày, nếu dùng glucosamine nên kiểm tra thường xuyên. Tố nhất nên thống báo tình hình sức khỏe cho bác sĩ trước khi sử dụng Glucosamine.

Những tác dụng phụ thông thường liên quan đến glucosamine: đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng trở nên cứng... Glucosamine cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch.

Glucosamine không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tài liệu tham khảo thêm:

 

- Glucosamine: Tôi có nên thử nó không?

- Yanhee Collagen Peptide 600 Thái Lan

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll