Đặc khu Đại Việt

Năm 1629, Đàng Trong lập Dinh Trấn Biên ở Phú Yên, đây là một đơn vị hành chính - quân sự đóng ở vùng biên giới, nhưng đến năm 1688 thì vùng này hết là trấn biên, vì lãnh thổ đã mở rộng xuống Đồng Nai. Đến năm 1698, Đàng Trong lập Dinh Trấn Biên ở Biên Hòa, vì lúc đó vùng này mới là vùng biên. Nay ở Biên Hòa còn có cái Văn Miếu Trấn Biên đó. Nhưng tới năm 1808 thì Biên Hòa cũng hết là trấn biên, vì lãnh thổ đã mở rộng tới gần hết Miền Tây.

Đặc khu Đại Việt

Lướt lại lịch sử Việt Nam với sự hình thành các "đặc khu người Việt" ở Chân Lạp, xong chợt kinh hoàng nghĩ tới sự hình thành các đặc khu sắp tới ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sáp tới.

Năm 1629, Đàng Trong lập Dinh Trấn Biên ở Phú Yên, đây là một đơn vị hành chính - quân sự đóng ở vùng biên giới, nhưng đến năm 1688 thì vùng này hết là trấn biên, vì lãnh thổ đã mở rộng xuống Đồng Nai.

Đến năm 1698, Đàng Trong lập Dinh Trấn Biên ở Biên Hòa, vì lúc đó vùng này mới là vùng biên. Nay ở Biên Hòa còn có cái Văn Miếu Trấn Biên đó. Nhưng tới năm 1808 thì Biên Hòa cũng hết là trấn biên, vì lãnh thổ đã mở rộng tới gần hết Miền Tây.

Lịch sử mô tả cuộc Nam Tiến của Đàng Trong thành công nhờ các sự kiện và các trận đánh lớn, nhưng trong 200 năm Nam Tiến từ Phú Yên đó còn có những diễn biến âm thầm khác xảy hàng ngày góp phần mở rộng biên giới phía Nam của Đại Việt đó là sự hình thành các đặc khu của người Việt trên đất Chân Lạp.

Đầu thế kỷ 17, người Việt bỏ miền Trung khó sống vào khai khẩn các vùng đất Nông Nại hay Đồng Nai của Chân Lạp nay là Bà Rịa, Đồng Nai, Sài Gòn, mà không gặp phản kháng gì đặc biệt. Một người đi xong kéo cả làng, cả họ vào.

1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhân quan hệ cha vợ - con rể với vua Chân Lạp Chey Chetta II đã đề nghị cho đặt ở Prey Nokor (nay là Sài Gòn) một trạm thuế và cử quan đến đây để thu thuế lưu dân Việt quanh vùng. Đất của người ta mà vô thu thuế ngon ơ mới hay!

1658, nội bộ Chân Lạp lục đục giành ngôi. Chúa Nguyễn Phúc Tần giúp hoàng thân Barom Reachea VIII lên làm vua. Đáp lại, vị vua này ký hiệp ước cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Đồng Nai (nay là Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa). Giống thời giờ cho nước ngoài sở hữu đất nè!

Lại có chuyện lưu dân Việt hay gây sự với người Chân Lạp, xảy ra xô xát, guýnh nhau lẻ tẻ. Mỗi lần chuyện tới tai Chúa Nguyễn, Chúa Nguyễn lại càm ràm, khiển trách tới lui với vua Chân Lạp. Để đỡ mệt, vua Chân Lạp biểu dân mình thấy dân Việt ở đâu thì tránh đi cho lành.

Sau, vì lưu dân Việt vào sinh sống ngày càng đông đúc, lộn xộn, nên ngoài việc cho phép quan Đàng Trong vào mở trạm thu thuế, vua Chân Lạp còn cho phép một đội quân mạnh của Chúa Nguyễn được vào giữ gìn an ninh trong các cộng đồng lưu dân Việt ngay trên đất Chân Lạp.

1698, Chúa Nguyễn lại chiêu mộ thêm lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất ở Chân Lạp, nhưng những người Việt và người Hoa ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699 vua Chân Lạp tổ chức kháng chiến giành lại đất nhưng thất bại.

Rồi xong! Chỉ từ đầu thế kỷ đến 1698, chừng trên dưới 98 năm, nguyên vùng từ Đồng Nai đến Hậu Giang từ chỗ có lác đác vài xóm người Việt sinh sống trở thành các đặc khu người Việt rồi trở thành đất của Việt. Tốc độ bàn thờ !

Tới 1867 thì tới Phú Quốc cũng là trời của ta, đất của Việt Nam và đế chế Chân Lạp biến mất!

Khúc lịch sử này cho thấy rõ một điều là nhân nhượng ngoại bang là mất nước, mà nhân nhượng hàng xóm láng giềng còn mất nước nhanh hơn!

Năm 2118 liệu có là Tỉnh Việt Nam không?

 

P/S: cũng may là năm 1863 vua Norodom I có nhờ nước Pháp xa xôi đến để bảo hộ nước Cao Miên (Campuchia) không thì ……..(đặc khu Đại Việt)

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll