Món ăn thiết yếu cho người bệnh gout

Món ăn thiết yếu cho người bệnh gout không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh còn giúp bạn cân đối trọng lượng cơ thể.

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm khớp. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout được xác định chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến việc sản sinh urat quá mức trong cơ thể. Tình trạng muối urat tồn tại lâu ngày trong cơ thể với nồng độ cao gây ra hiện tượng kết tủa thành các tinh thể có cạnh sắc nhọn. Các tinh thể này bám vào các khớp xương gây tổn thương khớp và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế việc sản sinh axit uric trong cơ thể.

 

Hạn chế các loại thực phẩm có purin cao

Nội tạng, hải sản, thịt đỏ, lạp xưởng, dầu cá, các thực phẩm giàu đạm là những thực phẩm có nhiều nhân purin. Người bị gout có thể luộc thịt sau đó đổ nước đi rồi ăn, tránh các loại nước hầm xương thịt. Mỗi ngày khống chế lượng protein hấp thụ từ thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng trong cơ thể bởi nếu hấp thụ từ thức ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng lượng axit uric nội sinh. Các thực phẩm chứa protein tốt là sữa ít chất béo, lượng nhỏ bơ, đậu phộng và trứng.

 

 

Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao

Carbohydrat có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu, huyết thanh và tăng khả năng hòa tan axit uric trong nước tiểu. Bởi vậy, người bị gout nên ăn các thực phẩm có nhiều tinh bột như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, gạo lứt, ngô khoai,.. các loại củ tươi.

 

hangthailanonline

 

Cung cấp đủ lượng vitamin B và C

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vitamin C có tác dụng làm giảm các cơn đau gout và làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, nếu hàm lượng vitamin C thấp trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở nam giới. Vitamin B được biết có khả năng làm ức chế các loại ezim gây sản sinh urat trong máu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vitamin B đều có tác dụng tốt trong việc điều trị gout. Vitamin B ở liều cao có thể làm tăng nồng độ axit uric máu dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat. Không chỉ vậy, sử dụng vitamin B3 hơn 1000mg mỗi ngày sẽ gây suy gan, viêm loét dạ dày, giảm chức năng tuyến giáp,…

 

 

Để cung cấp đủ lượng vitamin B và C cho cơ thể, người bệnh nên ăn nhiều các thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả. Mỗi ngày bệnh nhân gout nên ăn khoảng 1000g rau xanh, 4-5 quả các loại. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là nên tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Hạn chế các loại đồ uống có cồn

Rượu, bia làm tăng axit uric trong máu cũng như làm giảm khả năng bài tiết axit uric qua thận. Nếu công việc yêu cầu phải uống, mỗi tuần không nên uống quá ba lần, mỗi lần không quá một ly. Các loại nước có ga như coca, pepsi hay đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc cũng nên hạn chế tối đa bởi chúng cũng khiến cho việc bài tiết axit uric trở nên khó khăn hơn.

 

 

Giảm hàm lượng chất béo

Theo nghiên cứu cho thấy có lượng axit uric trong máu có tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người quá béo giảm được thể trọng thì lượng axit uric thải ra ít đi và bệnh gout giảm hẳn. Người bệnh gout có thể hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo, khi chế biến món ăn cũng nên ưu tiên các món hấp, luộc và hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào.

 

             
bài viết tham khảo thêm:
 
 

Purin là gì?


Thuốc trị Gout Thái Lan NOXA 20

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll