Kiểm soát huyết áp kém

Kiểm soát huyết áp kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim. bạn co tin không?

Kiểm soát huyết áp kém là một trong các nguyên nhân góp phần làm tăng gánh nặng do đột quỵ hiện nay tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2012, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nước ta cao hơn gấp 3 lần so với nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 là bệnh tim thiếu máu(21.7% so với 7%).

Bên cạnh tử vong, đột quỵ còn để lại nhiều di chứng nặng nề cho chính bản thân bệnh nhân,gia đình và xã hội như gây tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống,gánh nặng chi phí điều trị…

 

Như đã biết đột quỵ chủ yếu là do tăng huyết áp. Cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có đến khoảng 8 người là có huyết áp > 140/90 mmHg.

 

Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết ở Châu Á còn cao hơn, khoảng 20 - 30% so với 10 - 15% ở người da trắng.

Ở nước ta phần lớn bệnh nhân đột quỵ lại à người cao tuổi và hầu hết đều có tăng huyết áp. Vì vậy kiểm soát huyết áp là một vấn đề đã nhận được rất nhiều sự quan tâm nhằm làm giảm gánh nặng của đột quỵ. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng hiệu quả kiểm soát huyết áp ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo thống kê mới đây vào năm 2015, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ở nước ta đã tăng lên đến 47.3% so với 25.1% vào năm 2009. Dù tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị đã gia tăng (92.8%vào năm 2015 so với 61.1% vào năm 2009), nhưng tỷ lệ tăng huyết áp được kiểm soát hiện nay chưa được hiẹu quả. Nguyên nhân do chủ quan từ người bệnh và không thay đổi tư duy trong ăn uống hằng ngày.

 

Kiểm soát huyết áp - Chìa khóa phòng ngừa đột quỵ

Cứ tăng mỗi 20/10 mm Hg huyết áp thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ tăng gấp đôi.

Vì vậy kiểm soát tốt huyết áp có vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm các biến chứng tim mạch, trong đó có đột quỵ.

Kết quả của phân tích gộp từ 61 nghiên cứu trên 12.7 triệu người - năm đã cho thấy với mỗi 2 mm Hg huyết áp tâm thu được giảm, bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giảm đến 7% tử vong do bệnh mạch vành và giảm đến 10% tử vong do đột quỵ.

Lợi ích này sẽ lớn hơn khi mức huyết áp được giảm nhiều hơn.  Không chỉ phòng ngừa tiên phát, kiểm soát huyết áp cũng sẽ giúp bệnh nhân đã bị đột quỵ phòng ngừa đột quỵ tái phát. Với mỗi 10 mm Hg huyết áp tâm thu được giảm, nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân bị đột quỵ nhẹ hoặc thiếu máu não thoáng qua sẽ giảm 28% sau trung bình 4 năm theo dõi; và với mỗi 5 mm Hg huyết áp tâm trương được giảm, nguy cơ này sẽ giảm 34%.

Lợi ích này càng được khẳng định qua nghiên cứu PROGRESS trên > 6,000 bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua.

 

 

Cần lưu ý rằng bệnh nhân đã bị đột quỵ có nguy cơ tái phát cao và tiên lượng bệnh cũng xấu hơn bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu. Do đó, việc kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa đột quỵ ở những đối tượng này lại càng cần được quan tâm nhiều hơn.

 

Vai trò của biến thiên huyết áp trên biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp

Kiểm soát huyết áp tốt giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên,theo nghiên cứu mới được công bố gần đây của Howard và cộng sự, bệnh nhân bị tăng huyết áp vẫn có nguy cơ đột quỵ cao hơn người không bị tăng huyết áp dù đã kiểm soát được huyết áp về mức bình thường. Đặc biệt, bệnh nhân càng dùng nhiều thuốc thì nguy cơ càng cao.

Kết quả trên có thể được giải thích một phần là do bệnh nhân có biến thiên huyết áp nhiều dù huyết áp trung bình của họ đã đạt mục tiêu. Theo kết quả nghiên cứu của Kario K và cộng sự, các biến thiên huyết áp theo nhịp đập, tư thế (đứng - ngồi),nhịp sinh hoạt ngày - đêm, giữa các ngày, các lần thăm khám,…sẽ hiệp đồng tác dụng với nhau làm tăng tổn thương các cơ quan đích.

Tác hại của biến thiên huyết áp trên việc làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch cũng đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu gần đây, Mancia G và Verdecchia P đã tổng hợp nhiều nghiên cứu lớn về biến thiên huyết áp và cho thấy rằng biến thiên huyết áp giữa các lần khám, biến thiên huyết áp trong 24 giờ,tăng huyết áp về đêm,…đều có liên quan đến việc làm tăng biến cố hoặc tử vong do tim mạch, trong đó có đột quỵ Trên cơ sở đó bên cạnh đưa huyết áp trung bình về mức mục tiêu, việc kiểm soát huyết áp cần phải lưu ý đến những khía cạnh khác, như biến thiên huyết áp, để kiểm soát huyết áp toàn diện, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh nhân.

 

“Không phải mọi thuốc kiểm soát huyết áp đều giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ”

 

Việc dùng thuốc để kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đã được ghi nhận giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ so với giả dược trong nhiều nghiên cứu có cỡ mẫu lớn.

Như -36% khi dùng Chlothalidone ở bước 1 và Atenolol hoặc Creserpine ở bước 2 trong nghiên cứu SHEP,

- 42% khi dùng Nitrendipine (phối hợp với enalapril và hydrochlorothiazide khi cần) trong nghiên cứu Syst-EUR,

Và -30% khi dùng indapamide(phối hợp thêm perindopril khi cần) trong nghiên cứu HYVET.

 

 

Tuy vậy không phải thuốc làm hạ huyết áp nào cũng có hiệu quả như nhau trong việc làm giảm nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân.

Với ưu thế làm giảm biến thiên huyết áp, chẹn kênh canxi giúp gia tăng hơn nữa hiệu quả phòng ngừa đột quỵ

Từ các kết quả trên không chỉ đưa huyết áp trung bình về mục tiêu, lựa chọn thuốc điều trị phù hợp và kiểm soát biến thiên huyết áp là các khía cạnh cần được quan tâm để tối ưu hóa lợi ích điều trị cho bệnh nhân.

Trong số các thuốc kiểm soát huyết áp hiện có, chọn kênh canxi là nhóm giúp ổn định huyết áp tốt nhất, nên có ưu thế hơn các nhóm khác trong việc phòng ngừa các biến cố tim mạch trong nghiên cứu ASCOT gồm hơn 19,000 bệnh nhân tăng huyết áp 40 - 79 tuổi có ≥ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch,nhóm dùng Amlodipine (kết hợp thêm Perindopril khi cần) làm giảm huyết áp tương đương, nhưng có nhiều lợi ích hơn trong việc cải thiện các biến cố tim mạch so với nhóm dùng Atenolol (kết hợp thêm Bendroflumethiazide khi cần)

Điều này có thể được lý giải là do bệnh nhân ở nhóm dùng amlodipine ± perindopril ít có dao động huyết áp hơn nhóm dùng atenolol ± bendroflumethiazide

Với nghiên cứu ALLHAT, 33,357 bệnh nhân ≥ 55 tuổi bị tăng huyết áp kèm với ít nhất là 1 yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành khác đã được phân ngẫu nhiên để dùng Chlorthalidone, Amlodipine hoặc Lisinopril. Sau trung bình 4.9 năm theo dõi, nhóm bệnh nhân dùng Amlodipine cũng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn nhóm bệnh nhân dùng lisinopril.

Điều này cũng được lý giải bằng việc Amlodipine ít gây biến thiên huyết áp giữa các lần khám hơn Lisinopril với thời gian tác dụng kéo dài (35 - 45 giờ)

Amlodipine chỉ cần dùng 1 lần/ngày nhưng đã có thể giúp bệnh nhân kiểm soát và ổn định huyết áp suốt 24 giờ. Điều này sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng đưa huyết áp về mục tiêu, cũng như gia tăng thêm lợi ích bảo vệ tim mạch cho bệnh nhân, đặc biệt là phòng ngừa đột quỵ. Phân tích của Messerli FH và Staessen JA đã tái khẳng định lợi ích này. Trong phân tích này, amlodipinecho thấy làm giảm thêm đáng kể nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân hơn các loại thuốc khác qua nhiều nghiên cứu

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cũng như gánh nặng bệnh tật và y tế ở nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tăng huyết áp chưa được phát hiện hoặc chưa được kiểm soát tốt là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này.

Dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng khả năng kiểm soát huyết áp ở các bệnh nhân tăng huyết áp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.Đến gần 40% bệnh nhân bị tăng huyết áp không được phát hiện và chỉ có khoảng 30% bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị là có khả năng đạt được huyết áp mục tiêu.

Vì vậy để phòng ngừa và giảm thiểu gánh nặng đột quỵ, kiểm soát huyết áp tốt là yếu tố then chốt. Lưu ý rằng mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt với cơ chế bệnh sinh và đặc điểm bệnh lý khác nhau, nên việc điều trị cần được cá thể hóa theo từng người bệnh.

Không phải mọi thuốc kiểm soát huyết áp đều có hiệu quả như nhau trong việc bảo vệ tim mạch. Trong đó, nhóm chẹn beta không những không cho thấy lợi ích bảo vệ tim mạch so với giả dược mà còn làm tăng nguy cơ đột tử, đặc biệt là trên bệnh nhân cao tuổi.

Bên cạnh việc đưa huyết áp trung bình về mục tiêu, biến thiên huyết áp cũng là một vấn đề rất cần được quan tâm để tối đa hóa lợi ích bảo vệ tim mạch cho bệnh nhân.

Trong các thuốc kiểm soát huyết áp hiện nay, chọn kênh canxi, đặc biệt là Amlodipine, đã có nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích trong việc bảo vệ tim mạch,đặc biệt là làm giảm nguy cơ đột quỵ. Điều này được lý giải một phần là nhờ Amlodipine có tác dụng kéo dài, nên sẽ giúp bệnh nhân ổn định được huyết áp 24 giờ, giảm được biến thiên huyết áp trong ngày cũng như giữa các lần khám. Trên các cơ sở đó, Amlodipine đang và vẫn sẽ là hòn đá tảng trong các chiến lược kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân.

 

Bài viết hay, bạn hãy đọc thêm:

 

Thuốc trị cao huyết áp Enaril 5mg Thái Lan

 

8 sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll