Bệnh nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng mang lại rất nhiều khó khăn và rắc rối cho cuộc sống và sức khỏe của mỗi người hãy tìm hiệu lý do vì sao và cách chữa trị bệnh nhiệt miệng như thế nào nhé?

Nhiệt miệng là gì?

           Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở khoang miệng và mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể ở mắc phải.Những biểu hiện ban đầu của tình trạng này là trong khoang miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ, thường ở lưỡi, nướu, mặt trong má, môi, vòm họng rồi sau đó vỡ ra và gây viêm loét, có dạng hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 – 10 mm.

           Nhiệt miệng gây ra cảm giác đau rát khó chịu, gây khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là khi ăn những đồ cay, nóng hoặc mặn.

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải

(Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải)
 

Nguyên nhân

Thông thường những nguyên nhân chủ yếu mà hầu như ai bị cũng sẽ nói đó là do nóng trong người (đông y) hoặc thiếu vitamin C, chất xơ, ăn ít rau quả, thực vật. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây nhất của các bác sĩ chuyên về nha khoa chứng mình được nhiệt miệng còn có thể là do các nguyên nhân khác gây nên

– Tổn thương niêm mạc miệng: Những tổn thương này có thể do vi khuẩn từ các bệnh lý về răng miệng gây nên như bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng… Mà nguyên nhân gây ra những bệnh lý này thường là do cao răng. Vì cao răng chính là môi  trường sống lý tưởng của vi khuẩn, việc cao răng bám quanh răng tạo điều kiện thuận lượi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng gây ra những bệnh lý về răng miệng.

– Rối loạn thể dịch: trường hợp này có thể xảy ra khi cơ thể thiếu các chất cần thiết như chất sắt, axit folic…
– Chấn thương bị nhiễm trùng: Nếu niêm mạc bên trong khoang miệng bị chấn thương và có vết lét, mà không có phương pháp sát trùng hiệu quả ngay tại thời điểm đó, làm cho vết thương bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng nhiệt miệng.
– Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng, do bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không có sức lực để chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

 

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những vết loét màu trắng xung quanh là viền đỏ, sưng đau. Vết loét có thể nhỏ hay to tùy vào độ nhiệt của cơ thể bạn đến đâu.

Có người mọc rất nhiều vết loét 1 lúc, thậm chí vết loét cực to có thể lên tới 1cm. Nhưng thông thường vết loét chỉ ở mức vài mm.

Vét loét thường hình thành và biến mất trong khoảng từ 10-15 ngày. Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với người bệnh.

Tác hại của nhiệt miệng

Không những gây đau đớn, ăn uống kém mà nhiệt miệng còn gây nên tình trạng hôi miệng, hạn chế giao tiếp cho người bệnh.

Thường thì khi bị nhiệt miệng người bệnh sẽ ngại “mở miệng”, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên đây là một sai lầm lớn với bạn.

Bởi khi ít “mở miệng” sẽ khiến lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn, không có sự lưu thông nước bọt gây nên hiện tượng hôi miệng. Và lại kéo theo hệ quả nữa là tình trạng giao tiếp của bạn càng bị hạn chế hơn.

Một sai lầm thường gặp nữa của những người bị nhiệt miệng đó là không súc miệng bằng nước muối. Vì khi tiếp xúc với muối sẽ khiến các vết loét bị sót.

Trên thực tế thì nước muối có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi. Không chỉ giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn mà nó còn giúp các vết loét nhanh lành hơn.

Mẹo nhận biết bạn sắp bị nhiệt miệng

 

Cũng như tất cả những căn bệnh khác khi nó bùng phát sẽ có những dấu hiệu báo trước bệnh tật.

Nhiệt miệng cũng vậy, khoảng 3-5 ngày trước khi xuất hiện các vết loét thường thì khi ăn, nhai hay thậm chí chỉ là nói thôi bạn sẽ cắn vào một phần nào đó của môi, lưỡi, khoang miệng,…và sau đó vài ngày bạn sẽ thấy xuất hiện những vết loét.

Do đó, khi bất ngờ có dấu hiệu này bạn nên tìm cách giải nhiệt cho cơ thể để ngăn ngừa nhiệt miệng, giảm thiểu mức độ nhiệt miệng có hiệu quả hơn.

Cách phòng tránh và chữa bệnh nhiệt miệng

Cải thiện bữa ăn hằng ngày bằng việc ăn thêm chất xanh (các loại rau có tính mát như diếp cá, cải xanh, mồng tơi, dền hoặc rau sống)

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng nước muối nhạt hoăc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.

Uống tối thiểu 02 lít nước lọc một ngày.

Khi bị nhiệt miệng và muốn thoát khỏi sự đau rát hay khó chịu hãy dùng Kem trị nhiệt miệng Trinolone Oral Paste Thái Lan

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll